==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==
Mỗi bận tháng 3, tháng 4 khi mùa nhót đến, những tín đồ nghiện chua lại săn lùng một món ăn chỉ nghĩ đến thôi đã ứa nước miếng, đó là món bắp cải cuộn nhót xanh chấm chẩm chéo – đặc sản của vùng núi Tây Bắc. Đây dường như không chỉ là một món ăn mà còn là mối dây liên kết giữa người với người, là kỉ niệm mà bất cứ ai đã từng đến chương trình Tây Bắc đều sẽ nhớ mãi không quên.
Hoa ban nở khi cơn mưa phùn cuối mùa níu kéo mùa xuân ở lại, khoảng tháng 3 dương lịch hàng năm. Từ lâu hoa ban đã được coi là biểu tượng của núi rừng Tây Bắc, vẻ đẹp của nó được ví như vẻ đẹp của người con gái vùng cao, giản dị và thuần khiết. Hơn nữa nó còn mang trong mình câu chuyện tình yêu hết sức cảm động
Tới Mường Lò những ngày này để cùng thưởng thức món xôi ngũ sắc mang nhiều triết lí về cuộc sống qua bàn tay chế biến khéo léo của các cô gái Thái. Xôi màu ngũ sắc với sự độc đáo riêng có thực sự là món quà đặc biệt chào đón Lữ khách về với Mường Lò, về với miền Bắc để trẩy hội mùa Xuân.
Những ngôi nhà sàn trầm mặc, suối nước khoáng nóng tự nhiên và nhiều món đặc sản là trải nghiệm trải nghiệm cộng đồng đáng nhớ ở Ngọc Chiến, Mường La.
Dưới đây Vietsense Travel gửi đến bạn đọc một số địa điểm thăm quan tuyệt với cho dịp tết 2024 sắp tới trên cung đường tây bắc , với các sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của các loài hoa đua nở mỗi dịp xuân về hay những lễ hội truyền thống độc đáo của người dân tộc ở khắp vùng núi tây bắc sẽ giúp cho nơi đây trở nên đẹp và nhộn nhịp đến lạ thường.
Dù là xuân, hạ hay thu, đông, vẻ đẹp thiên nhiên ở các tỉnh vùng núi Tây Bắc nước ta cũng đều khiến bạn ‘động lòng’. Cảnh đẹp quyến rũ đến nao lòng, từ cỏ cây, đồi núi, đến những ngôi nhà đều mang một bản sắc riêng, không lẫn vào đâu được. đẹp từ những cung đường cho đến những rừng cây cheo leo, đẹp từ mùa lúa chín vàng ươm tới mùa gặt, đẹp từ mùa hoa mơ cho đến mùa hoa mận. Lúc nào Tây Bắc cũng đẹp và nơi nào Tây Bắc cũng nên thơ. Người yêu cái đẹp rộng lớn, bao la thì chẳng thể cầm lòng trước cảnh ngoạn mục của những con đèo hay thung lũng rực nắng. Người mê mẩn những góc bé xinh và yêu những gì duyên dáng - trái tim thế nào cũng loạn nhịp vì những mái nhà khuất sau cành hoa đào, hay những chùm hoa dại mọc bên một bậu rào liêu xiêu.
Mù Cang Chải là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, nằm cách Hà Nội khoảng 280km nơi vốn nổi tiếng với Danh thắng Ruộng bậc thang, mỗi mùa lúa chín nơi đây đón tiếp hàng nghìn khách từ khắp các miền tổ quốc về thăm. Nếu bạn chưa từng tới với mảnh đất này, Vietsense Travel khuyên bạn hãy xách ba lô lên và lên đường ngay nhé, bạn sẽ không phải hối tiếc đâu
Tam Đường là một huyện vùng cao thuộc tỉnh Lai Châu. Huyện Tam Đường có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Sùng Phài, Nùng Nàng, Bản Giang, Bản Hon, Thèn Xin, Tả Lèng, Hồ Thầu, Giang Ma, Bình Lư, Sơn Bình, Nà Tăm, Bản Bo, Khun Há và thị trấn Tam Đường. Vị trí Tam Đường: phía Đông giáp tỉnh Lào Cai; Tây và Nam giáp huyện Sìn Hồ; Bắc giáp huyện Phong Thổ.
Sìn Hồ là huyện nằm ở giữa tỉnh Lai Châu, phía bắc giáp Vân Nam - Trung Quốc, phía nam là huyện Tủa Chùa, phía đông là huyện Phong Thổ, phía tây là huyện Mường Tè. Huyện có diện tích 1.746 km2 và dân số là 56.000 người. Huyện lỵ là thị trấn Sìn Hồ nằm cách thị xã Lai Châu 60 km về hướng tây.
Năm 2015 ngành Lữ Hành Việt Nam long trọng tổ chứ lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập (9/7/1960 - 9/7/2015). Đây là một trong những sự kiện và dấu mốc quan trọng đánh dấu quá trình xây dựng và trưởng thành của Ngành Lữ Hành Việt Nam nhất là trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước.
Phong Thổ là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Lai Châu, đây là một huyện có điều chỉnh địa giới các năm 2001 và 2004 để thành lập thị xã Lai Châu mới.
Mường Tè là huyện cực tây của tỉnh Lai Châu, Việt Nam. Mường Tè nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lai Châu, nằm trên biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Tây và phía Nam huyện Mường Tè giáp huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên. Phía Đông Mường Tè là huyện Sìn Hồ. Diện tích tự nhiên huyện Mường Tè ngày nay là 367.883 ha, tức là 3.678,83 km². Mường Tè là một huyện miền núi. Diện tích tự nhiên của huyện là 367.883 ha, tức là 3.678,83 km². Địa hình núi cao xen lẫn thung lũng, có các đỉnh núi: Pu Tả Tông (cao 2.109 m), Pu Đen Đinh (1.886 m), Pu Si Lung (3.076 m),... Các sông chảy trên địa bàn huyện là: sông Đà, sông Nậm Ma, sông Nậm Cúm, sông Nậm Nhé, thuộc hai hệ thống: hệ thống sông Hồng và sông Mê Kông. Đất rừng chiếm khoảng 90% diện tích đất tự nhiên của huyện. Dân số huyện là 53.333 người (năm 2012), bao gồm các dân tộc: Thái, Mông, Hủ, Hà Nhì, SiLa, Cống...