==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Nếu bạn đã từng đặt chân đến núi rừng Tây Bắc và thưởng thức những món ăn ở đây thì chắc hẳn sẽ không thể nào quên được một mùi vị vô cùng đặc trưng ở đây, cái vị ngai ngái, cay cay mà lại thơm nồng hấp dẫn. Đó là hạt dổi, ngon nhưng hiếm nên được ví là thứ vàng đen của Tây Bắc.

Mèn Mén - Món Ăn Truyền Thống Của Người Mông Mèn Mén - Món Ăn Truyền Thống Của Người Mông

Nếu bạn đã từng đặt chân đến trải nghiệm Tây Bắc và thưởng thức những món ăn ở đây thì chắc hẳn sẽ không thể nào quên được một mùi vị vô cùng đặc trưng ở đây, cái vị ngai ngái, cay cay mà lại thơm nồng hấp dẫn. Đó là hạt dổi, ngon nhưng hiếm nên được ví là thứ vàng đen của Tây Bắc.

Hạt dổi vốn là quà của rừng của núi chứ không thuộc về một dân tộc nào cả. Người Mường, người Thái, người Tày, người Nùng, cả người Mông, người Dao đều dùng hạt dổi trong đời sống hằng ngày của mình. Người dân tộc vùng cao Tây Bắc ai cũng có những cảm nhận riêng về cây dổi. Loài cây lặng lẽ chắn gió bão, mưa dông cho từng ngôi nhà, từng bản làng; vừa cho bóng mát vừa cho hạt thơm để làm gia vị; lại có thể làm thuốc quý. Có thể nói, dổi là loài cây gắn liền với cuộc sống và mang lại giá trị kinh tế, làm giàu cho rất nhiều đồng bào nơi đây.

 

Hạt dổi vàng đen của núi rừng Tây Bắc - Ảnh 1

Dổi có hai loại: một loại cho vị hắc không thơm còn loại kia không hắc lại dậy mùi thơm. Hạt dổi tươi thường có màu đỏ. Lúc đem phơi săn lại sẽ đổi thành màu đen sậm. Cứ 3kg hạt tươi sẽ cho ra 1kg hạt khô.

 

Hạt dổi vàng đen của núi rừng Tây Bắc - Ảnh 2

Thông thường, những quả của cây ít tuổi thường hắc và thiếu vị thơm. Do đó, chỉ có những cây trồng trên 7 năm thì hạt mới đủ chuẩn để sử dụng. Đặc biệt, những cây dổi trên hàng chục năm thì thật sự quý hiếm. Hạt của nó quý đến nỗi mà người dân ở đây phải căng bạt dưới gốc cây để thu hoạch, lần tìm dưới đất từng hạt để không bỏ sót hạt nào. Vì sự quý hiếm của nó mà 1kg dồi có giá bán lên cả triệu đồng và được gọi là vàng đen của Tây Bắc. Người dân ở đây cũng ít khi bán dổi của những cây lâu năm mà chủ yếu dùng để đãi khách quý.

 

Hạt dổi vàng đen của núi rừng Tây Bắc - Ảnh 3

Hạt dổi dễ bị mất mùi thậm chí là mốc nên đồng bào Tây Bắc thường để hạt dổi trong ống tre gác lên bếp. Ngoài ra, hạt dổi khi đã rang hay nướng chính thường không để được lâu như hạt tiêu nên lúc nào dùng thì mới đem nướng để giữ được mùi thơm đặc trưng.

Những ai đã từng ngửi qua, cảm nhận được hương thơm ngào ngạt của hạt dổi, được nếm những món ăn có ướp hạt dổi mới thực sự hiểu được vì sao chúng được mệnh danh là vàng đen của vùng đất này. Dổi phơi khô đã thơm, nướng lên thì càng ngất ngây. Mùi thơm ấy tỏa đi khắp nơi và có thể khiến bất cứ một khách thăm quan nào cũng phải dừng chân khi đi ngang qua.

Người dân tộc ở đây thường dùng hạt dổi như là gia vị để chấm hoặc ướp khi ăn các món thịt lợn, thịt gà nướng hoặc luộc. Thịt thà ở vùng cao vốn đã ngon, cái ngon ngọt nguyên thuỷ ít chất hoá học, lại được hương hạt dổi trợ tá thêm vào, càng nhai lại càng thơm. Thông thường, hạt dổi được giã nhỏ trộn cùng với muối, chanh, ớt để tạo thành thứ nước chấm cay cay, chua chua thơm ngậy. Cơm gạo nương, chén muối chấm, dù là tảng thịt luộc thái mỏng hay chỉ quả trứng gà bản bé bé luộc lòng đào, chấm với muối hạt dổi này cũng trở thành tuyệt phẩm.

 

Hạt dổi vàng đen của núi rừng Tây Bắc - Ảnh 4

Hạt dổi vàng đen của núi rừng Tây Bắc - Ảnh 5

Hạt dổi cũng rất thích hợp với các món ăn được chế biết từ măng chua. Gà nấu măng chua Tây Bắc nhất định phải cho thêm một ít hạt dổi giã nhỏ vào nước xáo để mùi của núi rừng thấm đẫm vào vị giác. Có nơi còn rắc hạt dổi vào bát tiết canh để mùi của tiết dịu lại, xúc một miếng nuốt vào chỉ còn nghe mùi thơm lựng trên đầu lưỡi.

 

 

Hạt dổi vàng đen của núi rừng Tây Bắc - Ảnh 6

Hạt dổi vàng đen của núi rừng Tây Bắc - Ảnh 7

Vào những ngày trái gió trở trời, xương cốt nhức mỏi, người dân ở đây thường bóp một chút rượu ngâm hạt dồi để xoa dịu cơn đau.

Hạt Dổi - Vàng Đen của núi rừng Tây Bắc

Hạt Dổi - Vàng Đen của núi rừng Tây Bắc
47 5 52 99 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==