Chương trình Tay Bac- Pắc Bó là một huyện nhỏ thuộc xã Trung Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách Hà Nội 350 km, cách thị xã Cao Bằng 55 km về phía Bắc. Pắc Bó là di tích cách mạng nổi tiếng, nơi đây có hang Cốc Bó được chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài trở về Tổ quốc (8/2/1941) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Các di tích ở khu này gồm có: Hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, Hang Cốc Bó, Suối Lê Nin, núi Các Mác.
Di Tích Lịch Sử Pác Bó
Hành trình Tay Bac- Pắc Bó là một huyện nhỏ thuộc xã Trung Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách Hà Nội 350 km, cách thị xã Cao Bằng 55 km về phía Bắc. Pắc Bó là di tích cách mạng nổi tiếng, nơi đây có hang Cốc Bó được chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài trở về Tổ quốc (8/2/1941) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Các di tích ở khu này gồm có: Hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, Hang Cốc Bó, Suối Lê Nin, núi Các Mác.
Nơi đây, từ ngày 10/5 - 19/5/1941đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại của Đảng và của dân tộc: Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII họp tại lán Khuổi Nậm hoàn chỉnh đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam, trong đó xác định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng nước ta. Các đại biểu dự hội nghị đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng, quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Cũng tại căn cứ lịch sử cách mạng Pắc Bó, Bác đã sáng lập ra tờ báo “Việt Nam độc lập” là cơ quan tuyên truyền của tổ chức Việt Minh, thành lập đội du kích Pắc Bó là lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của tỉnh Cao Bằng, đồng thời còn tổ chức nhiều lớp huấn luyện chính trị, quân sự...
Pắc Bó được coi là cái nôi của cách mạng Việt Nam và địa danh này gắn bó thân thiết với cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có di tích lịch sử núi Các Mác, suối Lê Nin do Người đặt tên cùng những bài thơ do Người sáng tác ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên vùng đất “đầu nguồn” và niềm tin vào tương lai tươi sáng của cách mạng:
“Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê Nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà”
Ði trên những tảng đá nhám rêu phong dọc bờ suối là nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và câu cá sẽ đến một chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Bó. Ðây là nơi khởi nguồn của suối Lê-nin. Hang Pắc Bó hiện ra bên sườn núi đá lởm chởm. Ðứng ngoài cửa hang nhìn xuống, trên vách đá tranh tối tranh sáng còn thấy được dòng chữ của Người: "Ngày 8 tháng 2 năm 1941". Ðấy là ngày Bác đến ở hang này, một cái hang nhỏ, ẩm và lạnh, nằm sâu trong khe núi, chẳng mấy ai để ý tới. Trong hang vẫn giữ được nguyên trạng chiếc giường Bác nằm nghỉ, tượng Các Mác bàng thạch nhũ năm xưa Bác Hồ đặt tên.
Phía trước cửa hang Pắc Bó khoảng 1.000m, có một lán nhỏ bên sườn núi Khuổi Nậm. Nơi đây Bác Hồ triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ Tám, ra nghị quyết chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, thành lập Việt Minh và Chiến khu cách mạng. Cách cái lán nhỏ này vài bước chân là đường biên giới Việt Trung - cột mốc 108. Nơi đây, Bác Hồ đã cúi xuống ôm hôn mảnh đất Tổ quốc thân thương sau bao năm xa cách. Khi đó Bác đã 50 tuổi, mái tóc đã pha sương.
Di tích lịch sử Pắc Bó là một trong những điểm chuyến đi hấp dẫn nhất của tỉnh Cao Bằng vì cảnh quan nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ như thời Bác Hồ từ nước ngoài trở về Tổ quốc lập căn cứ hoạt động cách mạng, hàng năm thu hút hàng vạn lượt khách thăm quan xa gần tới thăm quan, khám phá.
Xem Thêm trải nghiệm Tây Bắc Hấp Dẫn