hành trình Tay Bac- Lợn Mường hay còn gọi là lợn mán, lợn cắp nách... là một món ăn đặc sản không thể thiếu được trong bữa cơm đãi khách của đồng bào các dân tộc vùng núi Tây Bắc. Lợn Mường có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và thịt lợn Mường được nhiều thực khách đánh giá là nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon và có vị ngọt tự nhiên.
Đặc Sản Lợn Mường Tây Bắc
trải nghiệm Tay Bac- Lợn Mường hay còn gọi là lợn mán, lợn cắp nách... là một món ăn đặc sản không thể thiếu được trong bữa cơm đãi khách của đồng bào các dân tộc vùng núi Tây Bắc. Lợn Mường có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và thịt lợn Mường được nhiều thực khách đánh giá là nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon và có vị ngọt tự nhiên.
Lợn Mường là giống lợn nhỏ từ 12 kg trở xuống có đặc điểm thân dài, lông đen, chân nhỏ và một lỗ có ba chân lông. Lợn được bà con các dân tộc nuôi rải rác trên những vùng cao như Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái…. Do được chăn thả tự nhiên, chỉ ăn cỏ, măng tre và các loại rau củ nên Lợn Mường ít mỡ, thịt săn và ngọt, bì dày ăn giòn.
Các món ăn được chế biến từ lợn Mường rất phong phú và đa dạng có thể kể đến như: luộc, món nướng, rựa mận, chả quấn lá móc mật, món lòng lợn... Khi làm lông lợn, bà con dân tộc Mường không giội nước sôi làm lông lợn như thịt lợn bình thường mà phải thui rơm hoặc danh lợp nhà có dính bồ hóng, như vậy sẽ giữ được nguyên hương vị tự nhiên của thịt mà không bị nhạt và da lợn có màu vàng như màu mật ong.
Món ăn phổ biến và thơm ngon nhất là món thịt lợn Mường nướng. Phần ngon nhất của con lợn được pha thành những miếng có khối lượng vừa phải, tẩm ướp gia vị, phần da được quét một lớp mạch nha và chanh, sau đó được nướng trực tiếp trên than hoa, do đó mà phần thịt luôn giữ được màu hồng tươi, hương thơm ngào ngạt, vị ngọt đậm đà, bùi, thơm, còn phần da màu vàng óng, giòn sụm. Xôi nếp là món bổ xung hoàn hảo nhất khi ăn kèm với thịt lợn nướng, vị dẻo thơm nóng hổi của xôi, khi ăn cùng lợn Mường nướng sẽ cho bạn cái dư vị thích thú thật khó quên.
Nếu bạn không ăn được món nướng, thì thịt luộc là một lựa chọn tốt. Thịt lợn được xẻ thành từng phần nhỏ, rửa sạch và cho vào nồi luộc chín. Không nên luộc thịt chín quá vì sẽ làm thịt săn lại và mất đi vị ngọt đặc trưng của lợn Mán. Với người dân tộc Mường, thịt luộc không chấm với nước mắm mà chấm với một loại thức chấm đặc trưng ở nơi đây đó là muối trộn với hạt dổi. Muối trắng rang khô, giã nát cùng hạt dổi, khi ăn có vị đậm đà cùng hương thơm của hạt dổi rất lạ miệng.
Lợn xông khói bã mía mang đến hương vị vô cùng đặc biệt. Phần da được xông khói kĩ bằng bã mía. Ăn khói, ăn cả vị ngọt còn dư lại từ thân cây mía, nhờ đó mà ngọt tự nhiên, ngấm vào từng thớ thịt. Kết hợp với gia vị đặc trưng của vùng cao là hạt dổi và hạt mắc kén, món thịt xông khói bằng bã mía không chỉ đem lại cho món ăn màu sắc đẹp mắt mà còn đọng lại nơi vị giác hương thơm đậm đà, hấp dẫn. Bên cạnh đó là vị bùi bùi của món thịt lợn Mường xào hoa chuối, hòa quyện với vị thơm ngọt của thịt lợn Mường sẽ chinh phục cả những thực khách khó tính nhất.
Ngoài những món ăn kể trên, lợn Mán còn được chế biến thành các món ăn vừa lạ vừa ngon miệng như: Chả lá móc mật, chả cuốn lá bưởi, chả cuốn lá lốt, thịt lợn mán hấp sả, thịt quay...
Xem Thêm Chương trình Tay Bac Hấp Dẫn