Năm nào cũng vậy, hễ cứ mùa xuân về là trái tim tôi lại hướng về Tây Bắc, những cung đường khúc khuỷu thuộc rõ như lòng bàn tay. Xuân năm nay cũng không có gì thay đổi, tôi sẽ nhất định trở lại vùng Tây Bắc, để đón cái xuân với miền núi cao, hái từng lộc non mới nhô ra từ nụ.
Năm nào cũng vậy, hễ cứ mùa xuân về là trái tim tôi lại hướng về Tây Bắc, những cung đường khúc khuỷu thuộc rõ như lòng bàn tay. Xuân năm nay cũng không có gì thay đổi, tôi sẽ nhất định trở lại vùng Tây Bắc, để đón cái xuân với miền núi cao, hái từng lộc non mới nhô ra từ nụ.
Sắc xuân Tây Bắc đẹp lắm ai ơi !
Một mùa mận trắng, một mùa đào hồng lại nở rộ trên khắp sườn non, qua mọi nẻo đường tiến sâu tận bản. Ung dung qua từng con đường khúc khuỷu, thong dong qua những sườn đồi, hình ảnh sắc đào lại làm siêu lòng những người hành hương.
Gió xuân miên man thổi từng vách núi, cánh đào li ti phủ kín lối mòn, những nhịp chân ấy lại một lần lê bước, bỏ lại phía sau từng đoạn đường lặng thinh. Không còn ào ạt khi lăn bánh, không còn loạng choạng lúc vượt đồi, cánh hoa rơi cài vào từng làn tóc, khiến đất trời Tây Bắc đẹp lắm ai ơi.
Sâu dưới những thung lũng heo hút, ẩn trong từng dãy núi âm u, còn là hình bóng của các gốc đào cổ thụ đang cheo mình trên vách núi, giữa đám cỏ khô cằn, giữa những màn sương mờ ảo, khung cảnh trở nên huyền diệu đẹp hơn cả một bức tranh sơn mài.
Xuân Tây Bắc đẹp, đào Tây Bắc sao lại còn đẹp hơn, tụa như hồn tiên được thổi vào trong đó, khiến người ta mê mẩn ngắm nhìn chúng trong những ánh chiều tàn. Vệ đường không có khói bụi, ngồi ngẩn ngơ đứng thẫn thờ mong thời gian từ từ chậm lại. Phía dưới đó là vực thẳm vô hình, còn bên trên là vách cao hiểm trở, nhưng tại sao chúng không thể ngăn nổi được bước chân người đến thăm. Mỗi mùa xuân sang đào lại một đẹp, chúng không phải là những cây cành được chiết dưới bàn tay của người nông dân, mà chúng là sản phẩm kết tinh của đất trời Tây Bắc. Đào rừng mà, gốc cây to dễ cây dài, tán lá xúm tụm nâng cánh đào rơi, khiến mình ta phải thổn thức chèo lên để tận hưởng.
Đường dài không thấy mỏi chân, sỏi đá không thể cản trở, nét bình dị của đào mận Tây Bắc còn gần gũi thân thiện hơn bao giờ hết. Sống cùng với dân bản, ở cùng với xứ núi, hiện diện ngay trong từng khu vườn của người bản địa, che nắng cho những mảnh vườn đất nâu, làm món đồ chơi để trẻ nhỏ vùng cao hái quả.
Xuân Tây Bắc ấm áp tình người.
Mỗi độ xuân sang, ngày tết ùa về… Trẻ nhỏ vùng cao lại rộn ràng tung tăng nghịch ngợm, lấm lem, phúng phính hai má đỏ hồng cùng kiểu khí hậu gió mùa đặc trưng. Chúng hồn nhiên nô đùa trên những gốc đào già cội, chúng đu bám trượt mình trên từng dải rêu xanh, tiếng cười của chúng vang vọng khắp núi rừng, nắc nẻ hớn hở khiến người nghe cũng muốn mình trẻ lại.
Gái trai Tây Bắc vui cười trò chuyện, cái nỗi e thẹn còn hằn nguyên trên trán, họ hiền hòa trao nhau kỷ niệm, họ tâm tình gửi gắm lời yêu thương, mỗi điệu nhảy xen cùng từng bản nhạc, khèn vang lên giọng hát được ngân cùng.
Tết lại đến xuân lại về, không lung linh sắc màu như phố thị phồn hoa, không long lanh như ánh đèn cây nến, cũng chẳng có nhiều cỗ bàn bánh chưng như dưới miền xuôi. Tết xứ cao tuy nghèo nhưng vẫn ấm, ấm bên ngọn lửa tình người, ấm bên những nồi ngô, thúng sắn. Xuýt xoa là thứ tiếng của người ta khi được cầm lấy củ khoai lang nóng hổi thơm lừng, hít hà là thứ tiếng khi người ta vừa ăn và thổi. Mỗi miếng cắn chứa nhiều tâm tình trong đó, một ngày sống cùng dân bản mới thấy được nét đẹp của Tết miền cao.