Nằm trong khu vực Tây Bắc của Việt Nam, thuộc địa phận của tỉnh Yên Bái, mang trong mình một kiểu khí hậu ôn đới rõ rệt nên mùa khô thường kéo dài tới 6 tháng “Khiến cỏ cây thì xơ xác vì thiếu nước, còn đất đai thì cằn cỗi vì thiếu mưa”, chưa kể Đông đến rất lạnh giá, cây lá lụi tàn khó ra hoa. Thế nên, người ta mới coi thời điểm lúa chín là đẹp nhất trong năm “Xanh một vùng, vàng từng thửa”.
Nằm trong khu vực Tây Bắc của Việt Nam, thuộc địa phận của tỉnh Yên Bái, mang trong mình một kiểu khí hậu ôn đới rõ rệt nên mùa khô thường kéo dài tới 6 tháng “Khiến cỏ cây thì xơ xác vì thiếu nước, còn đất đai thì cằn cỗi vì thiếu mưa”, chưa kể Đông đến rất lạnh giá, cây lá lụi tàn khó ra hoa. Thế nên, người ta mới coi thời điểm lúa chín là đẹp nhất trong năm “Xanh một vùng, vàng từng thửa”.
Trải dài trong suốt cả một năm, Mù Cang Chải có tới hai vụ lúa, một vụ thường diễn ra trong tháng 4 và tháng 5 được gọi là vụ Xuân, còn vụ chính thì lại diễn ra trong tháng 9 và tháng 10, đan xen đó cùng với “Những nụ cười nở rộ khi thu hoạch, lưng địu con tay hái lúa, những giọt mồ hôi rơi xuống, xứng đáng cho một vụ mùa bội thu”.
Với địa hình đặc trưng của vùng đồi núi, nên các thửa ruộng bậc thang thường có độ dốc trung bình khoảng 40°, đã gây không ít những khó khăn cho việc dẫn nước lên trên. Nhưng vì điều kiện tự nhiên khá đặc biệt, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, sẽ là nguồn cung cấp nước tự nhiên để nuôi dưỡng mầm lúa “Cây lúa vàng, lá trổ bông, nở rộ trong hai tháng 9 - 10 là cả một quá trình gian khổ đầy lo lắng, sợ nước lớn gây ngập úng, bão gió mạnh làm gãy cây”.
Mùa lúa chín ở Mù Cang Chải, còn là một nét văn hóa truyền thống canh tác của đồng bào dân tộc người Mông, họ đã biến một làng cây khô “Mù Cang Chải” trở thành những ngọn đồi miên man sắc Xanh, đan xen Vàng chín, tầng tầng lớp lớp từng thửa ruộng một, bậc thang nọ gối đầu lên bậc thang kia “Lưng cong cong, người khom khom, dân bản mải miết giữa biển vàng hương lúa, dù trời có mưa phùn dáng xuống hay nắng Thu nhè nhẹ hửng lên”.
Giờ đây, mùa lúa chín không chỉ được coi là một thời điểm, mà nó còn được tỉnh Yên Bái coi đó là một lễ hội thường niên, đón những bước chân Lữ khách từ mọi miền phương xa hướng về mảnh đất còn rất nghèo nàn này “Sống nhờ cậy vào thiên nhiên, chết hòa mình cùng mây trời đất núi, ruộng thì thơm lừng mùi lúa non, còn bản thì lại vui mừng mùa gặt hái”.
Và đó là những gì mà Chương trình Tây Bắc muốn chia sẻ tới các bạn, có được một cách nhìn sâu sắc hơn về mảnh đất Mù Cang Chải với mùa lúa chín “Ẩn trong cái đẹp, hàm chứa không ít những nỗi vất vả và khó khăn”