Vietsense xin giới thiệu đến các bạn 1 số đặc sản đặc trưng của Tây Bắc như sau :
1 - Thịt gác bếp : là món ăn đặc sản của người Thái Đen dùng để thiết đãi khách quý. Được chế biến từ bắp của trâu, bò, lợn thả nhong trên các vùng núi Tây Bắc.
Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rong trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá. Với miếng thịt trâu thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, song lại không gây khó chịu.
Đặc sản Yên Bái
Vietsense xin giới thiệu đến các bạn 1 số đặc sản đặc trưng của Tây Bắc như sau :
1 - Thịt gác bếp : là món ăn đặc sản của người Thái Đen dùng để thiết đãi khách quý. Được chế biến từ bắp của trâu, bò, lợn thả nhong trên các vùng núi Tây Bắc.
Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rong trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá. Với miếng thịt trâu thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, song lại không gây khó chịu.
Các kỹ thuật chế biến đều là gia truyền, song sản phẩm khá thuần nhất. Người làm dùng cách tẩm ướp tự nhiên thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén - một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Các gia vị này thậm chí còn thấy nguyên trên từng thanh thịt. Món này được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản nhưng vẫn để dự trữ được khoảng 1 tháng.
Món ăn này được chế biết qua các công đoạn công phu và tỉ mỉ:
- Tẩm ướp gia vị (như muối, ớt, gừng, đặc biệt là quả mắc khén và nước lá rừng)
- Tiếp theo là ủ và treo phơi trên gác bếp. Món ăn này được chế biến tự nhiên và hoàn toàn không có chất bảo quản.
Thưởng thức món thịt gác bếp cho ta hương vị lạ: đậm, ngọt, cay trên từng thớ thịt... Hiện trên thị trường đã có một số địa điểm chuyên chế biến món ăn này để phục vụ khách hàng.
2 - Cá tiểu bạc : là một loài cá đặc sản đặc biệt tại vùng lòng hồ thủy điện Thác Bà. Thông tin ghi nhận đây là loài cá sông tự nhiên xuất hiện từ tháng 8 năm 2007 trên hồ Thác Bà thuộc khu vực hai xã Mông Sơn và Phúc Ninh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Theo các tài liệu của một dự án nuôi cá thì đây là một loài cá nhỏ (kích thước từ 7–12 cm, khối lượng 250-300 g/1 con), thuộc họ cá tiểu bạc, có nguồn gốc từ Thái Hồ, Trung Quốc.
3 - Cải mèo : Trong ẩm thực các dân tộc thiểu số Việt Nam, Cải mèo là tên gọi một loại rau cải được người dân ở vùng núi phía Bắc, đặc biệt là Sapa, Lào Cai, trồng ven các nương ngô, lúa. Cải mèo được rắc hạt vào các khoảnh đất hẹp cạnh bờ ruộng, ven nương, và từ đó cây mọc lên một cách tự nhiên không cần chăm sóc.
Lá cải mèo có nếp nhăn quanh rìa cùng với ngồng cải, khi chế biến món ăn cho hương vị ngon, giòn, đậm đà và hơi ngăm ngăm đắng. Đặc biệt, khi chế biến cải mèo không cần bột ngọt hay xương hầm vì món ăn có vị ngọt tự nhiên.
Cải mèo thường được người dân thu hái để chế biến nhiều món ăn lạ miệng như ngồng cải xào thịt hun khói, ngồng cải luộc, cải mèo xào thịt bò v.v.
4 - Xôi tam sắc : là món ăn đặc sản của người Thái đen ở vùng núi các tỉnh phía Tây Bắc, Việt Nam. Xôi được đồ bằng gạo nếp nương và gói trong lá dong. Mỗi đĩa xôi có 3 màu là màu trắng (màu nguyên bản của xôi), màu tím và màu đỏ (có được do lá cây rừng mà người Thái thường dùng). Các xôi khác màu không có mùi gì đặc biệt, vẫn là hương vị thường thấy của xôi nếp nương. Xôi tam sắc có nhiều loại, tùy theo người chế biến.
Ngoài ra còn có : Gạo nếp Tan (Tú Lệ, Văn Chấn), Xôi ngũ sắc (Nghĩa Lộ và Văn Chấn), Táo mèo (Mù Căng Chải và Trạm Tấu), Chè tuyết (Suối Giàng, Văn Chấn), Bưởi Đại Minh, Cam (Văn Chấn, Lục Yên), Nhãn (Văn Chấn), Khoai sọ (Lục Yên), Quế (Văn Yên), Lạp cá (Mường Lò), Thịt chó (thành phố Yên Bái), Thịt trâu gác bếp (Văn Chấn), Cá (hồ thủy điện Thác Bà), Dế mèn (Mường Lò), Pơ mu, Trám đen, Gạo nương (Tân Đồng)...
Hãy tham gia các Chương trình Tây Bắc - Yên Bái để có những trải nghiệm chân thực nhất.