==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Các Dân Tộc Tại Tây Bắc vô cùng phong phú và đa dạng ví dụ như : Dân tộc Tày, dân tộc mường, dân tộc người dao, dân tộc H'Mông... và còn nhiều dân tộc khác, mỗi dân tộc mang một nét riêng, phong tục tập quán của mỗi dân tộc đều mang lại những vẻ đẹp riêng mà mỗi du khách có dịp đến đây và phải tìm hiểu. Nếu bạn muốn hiểu hơn và trải nghiệm thực tế văn hoá đặc sắc của các dân tộc vùng cao thì hãy đăng ký than gia ngay 1 Tour Tây Bắc của Vietsense nhé.

  • Đặc trưng văn hóa các dân tộc ở Tây Bắc

    Đặc trưng văn hóa các dân tộc ở Tây Bắc

    chương trình Tây Bắc gồm các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái và miền núi Thanh Nghệ. Về mặt địa lý, có thể nói, Tây Bắc là vùng có quá trình kiến tạo khá phức tạp và là vùng núi cao hiểm trở nhất Việt Nam. Nói một cách chung nhất, đây là “miền đất của những núi cao và cao nguyên “(Lê Bá Thảo), là một khối liền mạch núi sông kéo dài từ Vân Nam (Trung Quốc) được cấu tạo theo hướng Tây Bắc-Đông Nam song song với thung lũng sông Hồng. Từ Đông sang Tây được đánh dấu bởi dãy núi cao Hoàng Liên Sơn dài 180 km có đỉnh Phan Xi Păng cao nhất Việt Nam. Xen giữa dãy Hoàng Liên và dải cao nguyên phía Tây là các vùng bồn địa.

  • Dân tộc người Tày

    Dân tộc người Tày

    Người Tày là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam, nhóm địa phương Pa dí, Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, thuộc hệ ngôn ngữ Thái-Kadai sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía bắc Việt Nam. Người Tày trước đây hay được gọi là người Thổ (tuy nhiên tên gọi này hiện nay được dùng để chỉ một dân tộc khác, xem bài người Thổ). Người Tày có dân số đông thứ 2 ở Việt Nam sau dân tộc Kinh, và có quan hệ gần gũi với người Nùng và với người Choang (Trung Quốc).

  • Dân tộc người Mường

    Dân tộc người Mường

    Người Mường là một dân tộc sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Họ rất gần với người Kinh, một số nhà dân tộc học đưa ra giả thuyết người Mường về mặt sắc tộc chính là người Kinh nhưng vì cư trú ở miền núi nên họ ít bị Hán hóa. Dân số tại Việt Nam theo kết quả Điều tra dân số năm 2009 là 1.268.963 người.

  • Dân tộc người Dao ở Tây Bắc

    Dân tộc người Dao ở Tây Bắc

    Người Dao (các tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu v.v) là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc ở Việt Nam với số dân là 751.067 người (2009). Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không đông nhưng các bản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,...) đến một số tỉnh trung du như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển Quảng Ninh (người Dao Thanh Y).

  • Dân tộc H'Mông

    Dân tộc H'Mông

    Dân tộc H'Mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc Mông cư trú thường ở độ cao từ 800 đến 1500 m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La... Do tập quán du mục nên một số người H'Mông trong những năm 1980, 1990 đã di dân vào tận Tây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi thuộc Gia Lai và Kon Tum.

  • Người Thái ở Tây Bắc

    Người Thái ở Tây Bắc

    Người Thái còn được gọi là Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc. Họ đã có mặt ở miền Tây Bắc Việt Nam trên 1200 năm, là con cháu người Thái di cư từ vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bây giờ.

  • Phong Tục Cưới Hỏi Độc Đáo Của Người H'Mông

    Phong Tục Cưới Hỏi Độc Đáo Của Người H'Mông

    Vào mùa xuân, khắp các cung đường Tây Bắc rực rỡ sắc màu thổ cẩm của các thiếu nữ tay trong tay rủ nhau xuống chợ, đi chơi xuân hay tham gia vào lễ cưới ở bản. Người H'Mông thường tổ chức lễ cưới hỏi vào dịp này bởi quan niệm mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, là lúc thời tiết đẹp và tươi sáng nhất. Để có những cuộc gặp gỡ, giao duyên và nên vợ nên chồng như vậy, cứ mỗi dịp chợ phiên, nhất là dịp Tết của người H'Mông, con trai con gái ở độ tuổi 13-15 lại rủ nhau xuống chợ. Các thiếu nữ thay những bộ quần áo mới, trang điểm cho mình thêm xinh xắn rồi hòa vào không khí tấp nập của chợ phiên để hẹn hò.

  • Vẻ Rực Rỡ Của Trang Phục Phụ Nữ Dao Đỏ

    Vẻ Rực Rỡ Của Trang Phục Phụ Nữ Dao Đỏ

    Mùa xuân đang về trên khắp các nẻo đường Tây Bắc, khi hoa đào chuẩn bị bung sắc thắm cũng là lúc những chàng trai, thiếu nữ bản trên, bản dưới váy áo tung tăng đi tìm bạn. Lên Sapa, Lào Cai vào mùa này, Lữ khách sẽ bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ Dao Đỏ đang miệt mài thêu thùa bên vệ đường, hay bên khung cửa dệt thêu những mẫu hoa văn tuyệt đẹp. Trang phục của người phụ nữ Dao Đỏ thể hiện sự sáng tạo, tinh tế trên từng đường kim mũi chỉ, rực rỡ như bông hoa khoe sắc giữa núi rừng Tây Bắc.

CÁC DÂN TỘC TẠI TÂY BẮC

CÁC DÂN TỘC TẠI TÂY BẮC
28 3 31 59 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==