Bản Nà Luồng, xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, Lai Châu là nơi cư trú của hơn 90 hộ dân với 400 nhân khẩu dân tộc Lào. Nơi đây khung cảnh còn hoang sơ và các giá trị văn hóa truyền thống vẫn còn được người dân lưu giữ nên không bị đổi thay theo thời gian. Điều này đã giúp bản người Lào ở Nà Luông trở thành điểm thăm quan cộng đồng hấp dẫn khách thăm quan trong và ngoài nước.
Bản Nà Luồng
Bản Nà Luồng, xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, Lai Châu là nơi cư trú của hơn 90 hộ dân với 400 nhân khẩu dân tộc Lào. Nơi đây khung cảnh còn hoang sơ và các giá trị văn hóa truyền thống vẫn còn được người dân lưu giữ nên không bị đổi thay theo thời gian. Điều này đã giúp bản người Lào ở Nà Luông trở thành điểm trải nghiệm cộng đồng hấp dẫn khách thăm quan trong và ngoài nước.
Theo lời giải thích của người dân địa phương nơi đây, dịch theo nghĩa của tiếng dân tộc Lào thì từ “Luồng” có nghĩa là “con rồng”, “Nà” có nghĩa là “ruộng”. Tương truyền, nơi đây là mảnh đất trù phú, địa hình bằng phẳng có núi non xanh biếc lại có dòng Nậm Mu trong vắt, hiền hòa chảy quanh năm, thuận lợi cho việc cấy lúa, trồng ngô. Cảnh sắc thơ mộng con người lại chân thật, giàu lòng mến khách, nên rồng thường xuống tắm và nằm nghỉ trên bãi ruộng…
Sau khoảng 20 phút trên con đường cấp phối quanh co uốn quanh các sườn núi, Lữ khách sẽ bị choáng ngợp bởi cảnh vật thiên nhiên nơi đây. Trong ánh nắng vàng của buổi chiều tà, dòng Nậm Mu đầu bản lấp lánh dưới ánh mặt trời như rát bạc. Nhìn từ trên cao xuống, đập vào mắt khách thăm quan là cánh đồng lúa vàng óng đang vào mùa gặt. Nà Luồng hiện ra với những nếp nhà sàn cổ, những đụn khói lam chiều phảng phất trong những bóng cây cổ thụ.
Đến nay, cuộc sống của người dân bản địa phần lớn còn mang tính tự cung, tự cấp. Các món ăn chủ yếu được chế biến từ những sản phẩm của nhà làm ra như: rau rừng, cá suối nướng, cơm lam… Tuy cách trung tâm huyện lỵ chừng 10km, nhưng rất lâu rồi bà con đã tự trồng rau ăn phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày và góp phần vào việc Phát triển Lữ Hành cộng đồng.
Bên cạnh đó, đàn ông dân tộc Lào giỏi nghề mộc, đóng đồ gỗ, đan lát và chài lưới. Còn phụ nữ dân tộc Lào giỏi trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm và canh cửi. Các chị, em luôn dành thời gian thêu thùa, may vá tự trang trí họa tiết hoa văn trên trang phục của mình. Từng họa tiết hoa văn, từng đường kim mũi chỉ đều là sự kiên trì, nhẫn nại, là tình yêu thiên nhiên, là khát khao cháy bỏng về cuộc sống ngày mai tươi đẹp.
Đến bản Nà Luồng, ngoài việc được trải nghiệm cuộc sống lao động sản xuất thường ngày của người dân bên những thửa ruộng bậc thang, cánh rừng gần như nguyên sơ hay những thảm thực vật và động vật rất phong phú, đa dạng, Lữ khách còn được hòa cùng không gian văn hóa đặc trưng, truyền thống. Những bộ trang phục đẹp mắt, hàm răng đen bóng của các thiếu nữ đến những bài ca dân vũ cổ xưa bên điệu khèn, tiếng sáo hay tục té nước (Bun Vốc Nặm) trong những dịp hội hè, lễ tết, cưới xin… Tất cả như hòa quện vào nhau tạo lên một Nà Luồng đặc sắc, thân thiện và mến khách.
Xem Thêm Hành trình Tay Bac Hấp Dẫn